Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việc đặt mục tiêu xây dựng nhiều nhà máy sản xuất chip trong thời gian ngắn cho thấy quyết tâm rất lớn của Chính phủ và các nhà đầu tư. Mục tiêu đầy tham vọng nhưng khả thi vì Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Phóng viên Báo Điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, Bộ TT&TT về chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050.

 

Ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, Bộ TT&TT - Ảnh: VGP/HM

Ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, Bộ TT&TT - Ảnh: VGP/HM

 

Công nghiệp bán dẫn nằm trong bức tranh có tính toàn cầu

 

Là cơ quan quản lý và trực tiếp đề xuất, tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024 về Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam, xin ông cho biết những điểm nổi bật của Chiến lược này?

 

Ông Nguyễn Khắc Lịch: Thứ nhất về tầm nhìn, Chiến lược này đặt ra một tầm nhìn dài hạn đến năm 2050, thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng một ngành công nghiệp bán dẫn mạnh mẽ và bền vững. Đây là điểm khác biệt trong tư duy chiến lược quốc gia của Việt Nam.

 

Chiến lược các nước hầu hết hoạch định cho một giai đoạn 5 năm. Cách tiếp cận của Việt Nam lần này khác với các cách tiếp cận trước đó, là kết hợp hoạch định ngắn hạn với tầm nhìn dài hạn đến năm 2050.

 

Thứ hai về con đường phát triển, Chiến lược đề ra con đường phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2050 theo công thức C = SET + 1.

 

Trong đó, C là chip (chip bán dẫn); S là Specialized (chuyên dụng, chip chuyên dụng); E là Electronics (điện tử, công nghiệp điện tử); T là Talent (nhân tài, nhân lực) và + 1 là Việt Nam (Việt Nam là điểm đến mới an toàn của chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghiệp bán dẫn).

 

Đây là điểm nổi bật, khác biệt trong tư duy xây dựng Chiến lược của Việt Nam, cụ thể như sau:

 

Về chip bán dẫn: Công nghiệp bán dẫn, chip bán dẫn đã có mặt trong hầu hết các thiết bị, mọi mặt của đời sống xã hội, đã, đang và sẽ thay đổi, định hình thế giới; ảnh hưởng to lớn tới an ninh kinh tế và an ninh quốc phòng. Tư tuy của Chiến lược là công nghiệp bán dẫn nằm trong một bức tranh rất lớn và có tính toàn cầu, đó là chuyển đổi số.

 

Về chip chuyên dụng: Việt Nam tập trung nghiên cứu, thiết kế, sản xuất sản phẩm bán dẫn chuyên dụng. Đây là điểm khác biệt trong tư duy chiến lược quốc gia của Việt Nam. Việt Nam là nước đi sau, tiếp cận theo hướng không chạy đua về đầu tư và công nghệ mà làm chip chuyên dụng, là loại chip không đòi hỏi công nghệ quá cao, quy trình sản xuất đơn giản, chi phí thấp hơn so với chíp đa dụng; tận dụng lợi thế cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao của chip bán dẫn ứng dụng vào từng ngành, lĩnh vực, cá nhân cụ thể.

 

Về công nghiệp điện tử: Việt Nam phát triển công nghiệp bán dẫn cùng công nghiệp điện tử, công nghiệp chuyển đổi số, mà trọng tâm là AI – công nghệ cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là điểm khác biệt trong tư duy chiến lược quốc gia của Việt Nam. Hầu hết các nước khác đều xây dựng chiến lược thuần túy về công nghiệp bán dẫn. Việt Nam phát triển công nghiệp bán dẫn song hành với một số lĩnh vực công nghiệp đột phá, trong đó đặc biệt là công nghiệp điện tử, chuyển đổi số.

 

Về nguồn nhân lực, nhân tài: Việt Nam phát triển nhân lực là bước đi đầu tiên, là điểm đột phá, là mục tiêu chiến lược, trở thành một trung tâm (hub) về nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Chú trọng phát huy hiệu quả nhân tài, Việt Nam là điểm đến của nhân tài bán dẫn toàn cầu, tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn.

 

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn toàn cầu- Ảnh 2. Việt Nam xác định chủ động tham gia vào tất cả các công đoạn trong chuỗi cung ứng theo một lộ trình ba bước

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn toàn cầu- Ảnh 2. Việt Nam xác định chủ động tham gia vào tất cả các công đoạn trong chuỗi cung ứng theo một lộ trình ba bước

 

Việt Nam tham gia vào tất cả các công đoạn của chuỗi cung ứng bán dẫn theo cách X + 1. Đây là điểm khác biệt trong tư duy chiến lược quốc gia của Việt Nam. Hầu hết các nước khác đều xây dựng chiến lược dựa trên cách tiếp cận là tập trung vào một vài công đoạn có thế mạnh.

 

Việt Nam xác định chủ động tham gia vào tất cả các công đoạn trong chuỗi cung ứng theo một lộ trình ba bước, tận dụng xu hướng thế giới đang cơ cấu lại ngành công nghiệp bán dẫn theo phương châm X + 1, trong đó Việt Nam nỗ lực để trở thành điểm "+1" trong chuỗi cung ứng này, thu hút các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam, tạo sự an toàn cho chuỗi cung ứng bán dẫn của thế giới.

 

Việt Nam có lợi thế đặc biệt


Theo ông, Việt Nam có những lợi thế gì trong phát triển công nghiệp bán dẫn so với các quốc gia trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Singapore?

Ông Nguyễn Khắc Lịch: Việt Nam có những lợi thế và khó khăn riêng trong việc phát triển công nghiệp bán dẫn so với các quốc gia trong khu vực như Malaysia, Thái Lan và Singapore.

 

Về lợi thế, Việt Nam có những lợi thế đặc biệt về địa chính trị, là điểm đến an toàn và tiềm lực phát triển công nghiệp bán dẫn hàng đầu so với một số quốc gia trong khu vực. Đây là cơ hội cho Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu.

 

Cụ thể, Việt Nam có hệ thống chính trị ổn định và an ninh xã hội được đảm bảo, điều này mang lại nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp đầu tư và hoạt động. Với mức độ an toàn cao, các rủi ro như bất ổn chính trị, khủng bố hay phá hoại tài sản nhà máy được giảm thiểu đáng kể, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển công nghiệp bán dẫn, điện tử.

 

Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã đặt ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển công nghiệp bán dẫn, thông qua nhiều Nghị quyết ở cấp chính trị cao nhất với những chính sách đặc thù, cụ thể để ưu tiên phát triển cho công nghiệp bán dẫn Việt Nam.

 

Việt Nam có nhiều lợi thế trong việc phát triển công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có nhiều lợi thế trong việc phát triển công nghiệp bán dẫn

 

Việt Nam có chi phí sinh hoạt, giá lao động, giá điện thấp hơn so với các quốc gia trên, bên cạnh đó với những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ về miễn thuế thu nhập, thuế đất, thuế xuất nhập khẩu, … giúp giảm chi phí cho các doanh nghiệp bán dẫn, điện tử đầu tư tại Việt Nam.

 

Việt Nam nằm ở trung tâm của khu vực đang chiếm tới 70% sản lượng sản xuất của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu; nằm trong nhóm các nước có tốc độ phát triển nhanh nhất; là quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược với nhiều cường quốc bán dẫn.

 

Việt Nam cũng là một trong những nước có số lượng FTA nhiều nhất trên thế giới và nhiều nhất trong khu vực với 13 FTA trong khi Singapore có 6 FTA và Malaysia chỉ có 7, thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu trong tăng trưởng thương mại toàn cầu, theo đó tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu các sản phẩm điện tử nói chung và vi mạch bán dẫn nói riêng.

 

Việt Nam cũng có tiềm năng về trữ lượng đất hiếm, ước đạt khoảng 20 triệu tấn. Việt Nam là 1 trong 16 quốc gia đông dân nhất trên thế giới, quy mô thị trường nội địa tương đối lớn, Việt nam còn có lợi thế về tỷ lệ dân số trẻ, có năng lực về STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học), có khả năng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu nhân lực để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

 

Đây là những yếu tố quan trọng để Việt Nam có cơ hội trở thành một trong các trung tâm công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu.

 

Chúng ta có khó khăn như nào trong phát triển công nghiệp bán dẫn không, thưa ông?

 

Ông Nguyễn Khắc Lịch: Hạn chế, khó khăn riêng của Việt Nam trong phát triển công nghiệp bán dẫn có thể kể đến như:

 

Thiếu hụt nhân lực chất lượng cao. Mặc dù có nguồn nhân lực dồi dào, Việt Nam vẫn đang đối mặt với thách thức thiếu hụt các chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực bán dẫn, đặc biệt là trong các khâu nghiên cứu, thiết kế và quản lý sản xuất.

 

Hạn chế về hạ tầng kỹ thuật và công nghệ: So với Singapore và Malaysia, hạ tầng kỹ thuật và công nghệ phục vụ cho ngành bán dẫn đi trước Việt Nam hàng chục năm. Việt Nam vẫn đang trong quá trình nâng cao năng lực về nghiên cứu và phát triển (R&D).

 

Hạn chế về tài chính và khả năng đầu tư: Các dự án phát triển ngành bán dẫn đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, đặc biệt là trong việc xây dựng nhà máy sản xuất và phát triển công nghệ tiên tiến. Khả năng thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là từ khu vực tư nhân và các nhà đầu tư nước ngoài, vẫn là một thách thức đối với Việt Nam so với các nước.

 

Hạn chế năng lực chuỗi cung ứng nội địa về công nghiệp bán dẫn. Việt Nam còn thiếu ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp bán dẫn, điện tử và cần thời gian và nguồn lực để xây dựng được một chuỗi cung ứng có khả năng cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực.

 

Xem thêm tại: https://baochinhphu.vn/viet-nam-co-co-hoi-tro-thanh-trung-tam-cong-nghiep-ban-dan-toan-cau-102241002094034294.htm

Thông tin khác

Tin Tức Báo chí quốc tế bình luận về ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Tin Tức

Báo chí quốc tế bình luận về ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam

04

10-2024

Báo chí quốc tế tuần qua đã có nhiều bài viết đánh giá tích cực về tiềm năng của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem chi tiết
Tin Tức Khu công nghệ cao TP.HCM sẽ trở thành tiểu khu đô thị khoa học công nghệ

Tin Tức

Khu công nghệ cao TP.HCM sẽ trở thành tiểu khu đô thị khoa học công nghệ

12

07-2024

Tầm nhìn đến năm 2045, Khu công nghệ cao TP.HCM sẽ trở thành một tiểu khu đô thị khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo.

Xem chi tiết
Tin Tức ‘5G đóng vai trò quan trọng thúc đẩy hạ tầng số tại Việt Nam’

Tin Tức

‘5G đóng vai trò quan trọng thúc đẩy hạ tầng số tại Việt Nam’

04

10-2024

Trong các nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số, 5G sẽ đóng vai trò quan trọng để Việt Nam thúc đẩy phát triển hạ tầng số.

Xem chi tiết
Tin Tức Bộ trưởng KH&CN: Tăng cường hỗ trợ cho các nghiên cứu công nghệ mới, chip bán dẫn

Tin Tức

Bộ trưởng KH&CN: Tăng cường hỗ trợ cho các nghiên cứu công nghệ mới, chip bán dẫn

04

10-2024

 Bộ KH&CN sẽ tăng cường hỗ trợ cho các nghiên cứu trong lĩnh vực bán dẫn; phối hợp với các bộ ngành, doanh nghiệp lớn để nghiên cứu, đánh giá các khâu trong chuỗi sản xuất chíp mà Việt Nam có lợi thế và khả năng thành công; thúc đẩy phát triển các cơ sở nghiên cứu, thiết kế chíp; hoàn thiện chính sách đột phá để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Xem chi tiết
Tin Tức Việt Nam đặt mục tiêu đến 2050, quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn đạt trên 100 tỷ USD/năm

Tin Tức

Việt Nam đặt mục tiêu đến 2050, quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn đạt trên 100 tỷ USD/năm

04

10-2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới đây đã ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024 ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.

 

Xem chi tiết
Tin Tức Công ty cổ phần Chíp Sáng đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016.

Tin Tức

Công ty cổ phần Chíp Sáng đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016.

12

07-2024

Tại đại hội, Phó Chủ tịch HĐQT CÔNG TY CỔ PHẦN CHÍP SÁNG, Ông Nguyễn Anh Đức, trinh bày Báo cáo năm 2015 của HĐQT. Báo cáo nêu rõ trong năm vừa qua, HĐQT tiếp tục chỉ đạo sát sao viêc Công ty thực hiện các nghị quyết của ĐHĐCĐ thường niên năm 2015, đặc biệt là khẳng định và khai thác thế mạnh của Công ty để tăng doanh thu, hạn chế lỗ đến mức tối đa.

Xem chi tiết